BÁNH MÌ VIỆT NAM THEO DÒNG THỜI LỊCH SỬ

BÁNH MÌ VIỆT NAM THEO DÒNG THỜI LỊCH SỬ

BÁNH MÌ SÀI GÒN THEO DÒNG THỜI GIAN

Món bánh làm từ bột mì giòn xốp đã xuất hiện ở Việt Nam vào đầu những năm 1895. Những khách hàng đầu tiên mua bánh mì có thể kể đến là học sinh trường Tây thời cũ, thông ngôn, bồi bàn, công chức tân trào,… Sau này bánh mì dần phổ biến đến khắp cả nước từ thành thị đến nông thôn.

Ban đầu món bánh của người Tây này được thưởng thức như một món ăn chơi. Sau này được biến tấu thành bữa ăn chính cho đến ngày nay. Món ăn phổ biến cho buổi sáng tiện lợi và dinh dưỡng.

Năm 1968, cửa hàng bánh mì thịt nguội Hòa Mã ( tên một ngôi làng ở ngoại ô Hà Nội) lần đầu tiên ra mắt bà con tại số 511 Phan Đình Phùng sau dời lại Nguyễn Đình Chiểu Quận 3.

Những thập niên 70 lò nướng gạch xuất hiện, bánh mì được sản xuất hàng loạt. Bánh mì được ăn phối hợp với nhiều món khác như chấm với sữa, các món ăn có nước, dùng chung với phô mai, thịt nguội,…

Trước những năm 1975, học sinh của nhiều trường công lập, đến giờ ra chơi đều được phát cho một ổ bánh mì không dùng kèm với sữa bột dinh dưỡng.

Năm 2011 - Từ điển Oxford công nhận bánh mì là một món ăn riêng: Không phải baguette hay sandwich, bánh mì Việt đã "đường đường chính chính" góp mặt trong từ điển ẩm thực thế giới. Không thuộc về một nền ẩm thực nào khác, kể từ lúc này, bánh mì Việt chính thức trở thành món của người Việt, do người Việt tạo ra.

 

Mọi thông tin thắc mắc cần giải đáp cũng như đặt hàng vui lòng liên hệ:

 

Hotline: 0912.15.24.42

 

Fanpage: Color Man Food

 

 

 

Website: www.colormanfood.com

 

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.