CÔNG THỨC PHA NƯỚC MẮM GỪNG SIÊU ĐƠN GIẢN

CÔNG THỨC PHA NƯỚC MẮM GỪNG SIÊU ĐƠN GIẢN

Vào những ngày trời mưa lạnh, cùng gia đình vây quanh một nồi ốc nóng hổi, chấm kèm với một bát nước mắm gừng là ngon hết sẩy. Hay thay cho ốc luộc nóng hổi bằng việc ăn kèm với một nồi cháo vịt, bên cạnh là đĩa gỏi vịt chấm bát mắm gừng, là cả gia đình có một khung cảnh tuyệt vời rồi. Để khung cảnh này thật sự hoàn hảo, ngoài món ăn phải ngon, thì ngay cả thứ nhỏ nhất chính là bát nước mắm cũng phải ngon chuẩn vị. Vậy là cách nào để có thể pha nước mắm gừng trọn vị, hãy để Color Man Food chia sẻ bạn những bí mật pha nước mắm gừng siêu đơn giản mà ngon đúng vị nhé!

CÔNG DỤNG CỦA NƯỚC MẮM GỪNG

1. CÔNG DỤNG CỦA GỪNG

Đông y cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.

Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rosc, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng chứa 2 - 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesene (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalool, borneol. Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và gingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol.

Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Nhờ vậy mà trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như: sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị.

Tuy nhiên, trong trường hợp âm hư nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng. Khi sử dụng gừng không nên gọt vỏ vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh nên ăn gừng chỉ cần rửa sạch sau đó sử dụng. Không nên ăn gừng trong thời gian dài đối với những người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh đái tháo đường… Khi bị cảm lạnh, uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Trái lại, đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản. Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.

2. CÔNG DỤNG CỦA MẮM GỪNG

Chính vì tính ấm của gừng, mà mắm gừng luôn được dùng trong những món ăn có tính lạnh như ốc, vịt, hải sản,… Mắm gừng không chỉ giúp tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe, tránh bị lạnh bụng mà dẫn đến các bệnh như tiêu chảy, táo bón,…mà còn giúp tăng phần kích thích vị giác người dùng, vị cay làm cảm giác ăn món ăn ngon hơn, đỡ ngán hơn và hấp dẫn hơn.

HAI CÁCH PHA NƯỚC MẮM GỪNG SIÊU ĐƠN GIẢN

1. CÁCH PHA NƯỚC MẮM GỪNG CHẤM VỊT LUỘC

Nước mắm gừng này mình pha chế cho món thịt vịt luộc. Ăn rất ngon và thơm.

Có thể nói vịt với gừng như trời sinh một cặp, vịt luộc sẽ không hoàn thiện nếu không ăn với nước mắm gừng. Nhưng các bạn có từng đặt câu hỏi “Vì sao từ đời xưa khi ăn thịt vịt thì sẽ chấm với nước mắm gừng mà không phải loại nước chấm khác? Liệu vịt và gừng có công dụng gì với sức khỏe?”.

Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, giải độc. Quan niệm Á Đông xưa, Ngày Tết Đoan Ngọ đây là ngày nóng nhất trong năm nên thường ăn vịt và các món ăn có tính mát trong ngày này.

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.

Vì thế, vịt có tính hàn lạnh, khi ăn vào sẽ dễ bị đau bụng nên ăn kèm với gừng có tính nóng giúp ngăn ngừa chứng đầy bụng, tiêu chảy lại khử mùi tanh hiệu quả. Người Việt ta trong mâm cơm truyền thống luôn có chén nước mắm ở giữa tượng trưng cho sự giao hòa về ngũ hành, tình cảm con người cũng mặn mà, đằm thắm như thế. Món ăn của người Việt ta không chỉ đơn giản là ăn ngon mà còn là sự kết hợp tinh túy và tạo nên những bài thuốc có tác dụng với sức khỏe.

a. Nguyên liệu

5 muỗng canh nước mắm

5 trái ớt đỏ

5 củ gừng tươi

100 gr mè rang sẵn

Đường, bột ngọt, 1/2 chén nước ăn cơm.

b. Các bước

Gừng gọt vỏ cắt lát.

Ớt trái bỏ cọng.

Đổ gừng, ớt trái, đường, tỏi, nước lọc, nước mắm vào máy xay, xay nhuyễn đổ ra tô. Mè rang sơ trên chảo lửa nhỏ cho có mùi thơm

Đổ mè vào tô nước mắm trộn đều. Nêm lại vừa khẩu vị, lúc cho ra chén vắt thêm 1 lát chanh. Chấm thịt vịt rất thơm ngon.

2. CÁCH PHA NƯỚC MẮM GỪNG CHẤM ỐC

a. Nguyên liệu

50 gram gừng

4 tép tỏi

½ trái chanh

½ muỗng cà phê đường trắng

4 muỗng canh nước mắm

60 gram đường phèn

3 trái ớt

5 lá chanh

50 gram sả

3 trái tắc

b. Cách làm

- Sơ chế nguyên liệu

Gừng cạo vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, ớt bỏ cuống, rửa sạch. Chanh mua về dùng tay lăn nhẹ rồi mới cắt thành từng miếng nhỏ. Cách này giúp chanh khi vắt có nhiều nước hơn. Lưu ý, bỏ hạt nếu có.

Đường phèn cho vào cối giã nhuyễn, sau đó để ra một chén riêng. Tiếp tục dùng lại cối cũ, cho gừng, ớt và tỏi vào đâm nhuyễn. Để tránh trường hợp nguyên liệu bị văng ra ngoài, bạn nên dùng tay che miệng cối trong quá trình giã. Sau đó, múc hỗn hợp vừa giã nhuyễn vào chén.

- Nêm gia vị nước mắm gừng

Lần lượt cho vào chén hỗn hợp gừng ớt 4 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng cà phê đường trắng và chén đường phèn đã giã nhuyễn. Cách cùng lúc cho vào hai loại đường phèn và đường trắng sẽ tại được độ đậm đà và hậu ngọt thanh cho chén nước mắm gừng chấm ốc.

Tiếp đến, vắt thêm 1 lát chanh vào chén nước mắm để cân bằng hương vị. Khuấy đều và thử nếm một ít, sau đó bạn có thể điều chỉnh theo khẩu vị của gia đình.

Bạn có thể cho thêm ít lá chanh cắt sợi, sả và tắc cắt lát mỏng, như vậy sẽ thơm và ngon hơn. Loại nước mắm này không chỉ có thể chấm ốc mà còn có thể chấm các loại hải sản khác như tôm hấp, mực hấp hay bạch tuộc đều rất ngon.

Lưu ý:

Nếu bạn thích ăn nước chấm nhạt hơn hoặc đậm hơn thì có thể thêm bớt linh hoạt lượng nước lọc sao cho vừa miệng nhất.

Nếu không ăn được cay bạn giảm lượng ớt lại nhé!

3. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM GỪNG MÈ RANG NGON CHẤM CÁ CHIÊN

Nước mắm gừng mè rang là loại nước chấm quen thuộc thường được dùng để ăn kèm với các loại cá nước hoặc cá chiên. Cách làm loại nước mắm gừng này hết sức đơn giản, chỉ cần bạn chuẩn bị được đầy đủ những nguyên liệu sau là có thể vào bếp thực hiện ngay.

a. Nguyên liệu

15 gram gừng băm

5 gram tỏi băm

10 gram mè trắng

30 ml nước mắm

1 muỗng canh đường trắng

5 gram ớt băm

b. Cách làm

Mè trắng mua về bắc lên bếp rang chín. Hoặc để tiết kiệm thời gian, bạn có thể chọn mua loại mè trắng đã rang sẵn. Chuẩn bị một chén nhỏ, cho gừng, tỏi, ớt, mè trắng rang, 1 muỗng canh đường trắng và 30ml nước mắm Color Man.

Dùng muỗng khuấy đều đến khi hỗn hợp gia vị tan. Cho vào miệng nếm thử rồi điều chỉnh lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị. Nước mắm gừng mè rang là loại nước chấm rất quen thuộc dùng để ăn kèm với cá nước. Sốt mắm gừng mè rang có hương vị hài hòa, không quá ngọt cũng không quá cay, đặc biệt mùi thơm phức từ gừng và mè rang còn giúp tăng thêm hương vị cho món cá.

NHỮNG MÓN ĂN CÓ THỂ CHẾ BIẾN BẰNG NƯỚC MẮM GỪNG

1. CÁCH PHA NƯỚC MẮM GỪNG CHẤM ỐC LUỘC SẢ LÁ CHANH

a. Nguyên liệu

 4 phần ăn

1 kg ốc láng (ốc bươu, ốc mít)

1 nắm lá chanh

2 cây sả nửa xắt khúc nửa xắt khoanh

1 miếng gừng nửa xắt lát nửa giã nhuyễn

1 muỗng canh Nước mắm

1 muỗng canh Đường

4 muỗng canh Nước lọc

1 muỗng canh dấm bỗng

1 quả quả tắc (quất)

2 tép tỏi

b. Các bước

Ốc có sạch nhớt và sạn hay không do phần ngâm này. Ít nhất bạn ngâm ốc 4 tiếng với ớt xắt hoặc ngâm nước vo gạo, nước lạnh qua đêm, ốc sẽ sạch sẽ, hết sạn nhớt.

Nước chấm: sả xắt khoanh mỏng, lá chanh xắt sợi, gừng giã nhuyễn, ớt tỏi băm nhỏ, tắc xắt lát, thêm nước mắm, đường, nước lọc tỉ lệ 1:1:4. Thêm dấm bỗng hoặc nước cốt chanh/tắc sao cho chua ngọt vừa ăn.

Lót gừng xắt, sả xắt khúc, lá chanh dưới nồi. Thêm ốc vào nồi, đậy nắp cho lên bếp lửa to nhất. 2 phút sau lắc nồi cho ốc chín đều, vừa mở bung mày ốc là ốc vừa chín tới.

Gắp ra đĩa dùng kèm nước chấm.

2. CÁCH CHẾ BIẾN MỰC LÁ HẤP MẮM GỪNG

a. Nguyên liệu

1 con mực lá to 1 kí

1 củ gừng nhỏ

b. Các bước

Cho 1 nồi nước 1 lít đun sôi cách thuỷ. Cho con mực lá vào hấp trong 10 phút. 




Trong khi hấp mực thì cho mấy tép gừng vào hấp chung với mực cho thơm. 




 

Chuẩn bị tỏi, ớt, đường, nước mắm giã nhuyễn cùng 3 lát gừng.

Sau đó thưởng thức cùng rau thơm và dưa leo ăn kèm. 




3. CÁCH LÀM BẮP BÒ NGÂM MẮM GỪNG

a. Nguyên liệu

800 Gr Thịt bò

Nước mắm, gia vị, bột ngọt, đường hoa mai, tiêu, gừng, tỏi, ớt băm nhỏ

b. Các bước

Thịt bò chọn loại có nhiều gân, rửa sạch rồi trụng qua nước sôi cho đỡ mùi. Dùng chỉ bó chặt, luộc chín, vớt ra đĩa để nguội.

Cắt bỏ chỉ, cắt thịt thành từng miếng mỏng. Cho vào tô sâu lòng. Cho gừng băm, tỏi băm, ớt băm vào chén, nêm 200 ml nước mắm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 50g đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu và một lượng nước sôi để nguội vừa đủ, khuấy đều.

Đổ hỗn hợp nước gia vị vào tô thịt, đảo đều rồi ướp khoảng 30 phút cho thịt ngấm nước mắm.

Ngoài sự quan trọng của công thức nấu ăn, thì công thức pha chế nước mắm chấm cũng rất quan trọng, tuy nhiên để có một bát nước chấm thật thơm ngon đậm đà, bạn cần lựa chọn những loại nước mắm thơm ngon, đậm đà như nước mắm truyền thống, chẳng hạn như nước mắm Hưng Thịnh, nước mắm Color Man,..

MUA NƯỚC MẮM ĐỘ ĐẠM CAO ĐỂ PHA NƯỚC MẮM GỪNG Ở ĐÂU?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước mắm ngon để pha nước mắm gừng ngon, bạn cần lựa chọn những loại nước mắm đậm đà, có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng để đảm bảo chất lượng, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng. Bạn có thể mua những loại nước mắm độc quyền thương hiệu như nước mắm Color Mandòng nước mắm này rất đa dạng sản phẩm với nhiều độ đạm khác nhau, giúp bạn dễ dàng lựa chọn. Bạn có thể mua ở bất kì kênh phân phối nào, khách hàng có thể chọn các cách thức đơn giản sau:

Color Man Foodmart

🏠 Chi nhánh 1: 53 Nguyễn Hữu Cầu, P. Tân Định, Q.1, TP.HCM.

🏠 Chi nhánh 2: 87 Bùi Hữu Nghĩa, P.1, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.

🏠 Chi nhánh 3: 243 Tân Hòa Đông, P.14, Q.6, TP.HCM.

🏠 Chi nhánh 4: 76 - 78 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng. Q.7, TP.HCM.

🏠 Chi nhánh 5: 742 Lê Đức Thọ, P.15, Q. Gò Vấp, TP.HCM.

🏠 Chi nhánh 6: 177 Phan Chu Trinh, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

🏠 Chi nhánh 7: 50 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Color Man Coffee&Choco - Color Man Food

🏠 Địa chỉ: 177 Phan Chu Trinh, P.13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

 

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.